Khi lựa chọn máy lạnh, bên cạnh khả năng làm mát, người dùng còn rất quan tâm đến mức điện năng tiêu thụ của thiết bị. Có khá nhiều người dùng thắc mắc liệu dùng máy lạnh 1 tiếng tốn bao nhiêu điện? Cùng Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này ngay trong bài viết sau nhé!
Dùng máy lạnh 1 tiếng tốn bao nhiêu điện?
1. Ý nghĩa thông số công suất tiêu thụ điện của máy lạnh
1.1. Công suất trung bình
Hầu hết các nhà sản xuất đều cung cấp cho người dùng mức công suất tiêu thụ điện tối đa, tối thiểu và trung bình của máy lạnh rất rõ ràng. Tuy nhiên để xác định mức công suất tiêu thụ điện của máy lạnh trong 1 tiếng thì bạn sẽ dựa vào thông số công suất trung bình.
Chẳng hạn bạn thấy bảng thông số kỹ thuật của Máy Lạnh Panasonic Inverter 1 HP CU/CS-PU9ZKH-8M có ghi mức tiêu thụ điện là 0.8 kWh. Điều này có nghĩa là trung bình khi bật máy lạnh này trong 1 giờ đồng hồ sẽ tiêu tốn khoảng 0.8kW.
Mức tiêu thụ điện của máy lạnh được thể hiện trên bảng thông số kỹ thuật
1.2. Công suất tối đa
Công suất tối đa là thông số cho biết lượng điện năng mà máy lạnh tiêu thụ khi chạy liên tục ở mức công suất lớn nhất trong vòng 1 giờ đồng hồ.
2. Dùng máy lạnh 1 tiếng tốn bao nhiêu điện?
2.1. Công thức tính
Để tính mức điện năng tiêu hao của máy lạnh trong 1 tiếng đồng hồ bạn có thể áp dụng công thức sau:
A = P x t
Trong đó:
- A: Điện năng tiêu thụ của máy lạnh trong khoảng thời gian t (Wh, kWh).
- P: Công suất của máy lạnh (W).
- t: Thời gian vận hành của máy lạnh (h).
Ví dụ, bảng thông số kỹ thuật của một mẫu máy lạnh 1HP có ghi công suất điện vào là 750W. Vậy nên mức điện năng tiêu thụ của mẫu máy lạnh này được tính bằng cách:
A = P x t = 750 x 1 = 750 Wh = 0,75 kWh. Điều này có nghĩa là trong 1 giờ máy lạnh sẽ tiêu hao 0.75 kW điện.
Trong trường hợp tính công suất tiêu thụ điện của máy lạnh theo công suất làm lạnh (BTU), bạn cần dựa vào chỉ số của công suất làm lạnh (HP) và công suất tiêu thụ điện kW.
Theo tiêu chuẩn của một số quốc gia, 1 mã lực (HP) = 0,746 kW. Con số quy đổi này có thể thay đổi tùy theo khu vực địa lý khác nhau.
2.2. Mức điện tiêu thụ trong 1 tiếng của máy lạnh 9000 BTU
Máy lạnh 9000 BTU thường có công suất làm lạnh là 1HP sẽ tương đương với 0.746 kW.
Tuy nhiên thực tế công suất tiêu thụ điện của máy lạnh còn bao gồm cả công suất của quạt gió (khoảng 0,2 – 0,25 kWh). Vậy nên công suất tiêu thụ điện của máy lạnh 9000 BTU trong 1 giờ là: 0,746 x 1 + 0,25 ≈ 1 kWh.
Vậy số tiền điện tiêu thụ của điều hòa 900 BTU trong 1 tiếng được tạm tính là: 1 kWh x 1 tiếng x 2.014 đồng/kWh = 2.014 VNĐ (đơn giá điện bậc 3).
2.3. Mức điện tiêu thụ trong 1 tiếng của máy lạnh 12000 BTU
Tương tự như cách tính ở trên ta sẽ có máy lạnh 12000 BTU = 1.5 HP = 1.119 kW.
Vậy mức tiêu thụ điện trung bình của máy lạnh 12000 BTU (đã cộng thêm công suất quạt gió) sẽ rơi vào khoảng 1.369 kWh.
Số tiền điện tiêu thụ của điều hòa 12000 BTU trong 1 tiếng được tạm tính là: 1.369 kWh x 1 tiếng x 2.014 đồng/kWh = 2.757 VNĐ (đơn giá điện bậc 3).
2.4. Mức điện tiêu thụ trong 1 tiếng của máy lạnh 18000 BTU
Tương tự với cách tính ở trên ta có máy lạnh 18000 BTU = 2.0HP = 1.49 kW.
Mức tiêu thụ điện trung bình của máy lạnh 18000 BTU (đã cộng thêm công suất quạt gió) sẽ rơi vào khoảng 1.7 kWh.
Số tiền điện tiêu thụ của điều hòa 18000 BTU trong 1 tiếng được tạm tính là: 1.7 kWh x 1 tiếng x 2.014 đồng/kWh = 3.424 VNĐ (đơn giá điện bậc 3).
Lưu ý: Việc chuyển đổi giữa hai đơn vị mã lực (HP) và công suất của máy (kW) ở trên chỉ mang tính lý thuyết. Trong thực tế việc chuyển đổi này còn phụ thuộc vào khả năng tiết kiệm điện của mỗi máy lạnh. Chẳng hạn máy lạnh Inverter sẽ ít tiêu hao nhiều điện năng hơn so với động cơ thông thường. Thậm chí thói quen sử dụng của bạn cũng ảnh hưởng đến mức điện năng tiêu thụ thực tế của máy.
Máy lạnh Inverter sẽ tiết kiệm điện năng hơn
Tuy nhiên khi mua máy lạnh bạn có thể sử dụng thông số mức điện năng tiêu thụ của hãng đưa ra để đánh giá và so sánh giữa các mẫu. Từ đó bạn có thể chọn ra mẫu máy có công suất làm lạnh và mức tiêu thụ điện phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
Ngoài ra, giá điện cũng có thể thay đổi theo thời gian và tùy vào khu vực bạn sinh sống.
3. Một số mẹo giúp máy lạnh tiết kiệm điện hiệu quả
– Đóng kín phòng trong suốt quá trình sử dụng để hạn chế lượng hơi lạnh thất thoát ra ngoài nhiều.
– Cài đặt nhiệt độ phù hợp với nhu cầu sử dụng, hạn chế cài nhiệt độ ở mức quá thấp khi khởi động máy.
– Sử dụng thêm chế độ tiết kiệm điện có sẵn trên máy lạnh như: ECO, Econo,… để giảm đi lượng điện tiêu hao nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả làm mát phòng.
Sử dụng thêm chế độ Eco để tăng cường hiệu quả tiết kiệm điện
– Chọn máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích phòng để tránh làm thiết bị phải vận hành quá tải trong khoảng thời gian dài.
– Vệ sinh máy lạnh định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần để thiết bị duy trì hiệu quả làm mát, độ bền của động cơ và tiết kiệm điện năng.
Chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc dùng máy lạnh 1 tiếng tốn bao nhiêu điện. Mặc dù chúng ta chỉ có thể tính toán dựa trên con số lý thuyết nhưng đây vẫn là thông tin hữu ích giúp bạn dễ dàng chọn lựa được mẫu máy lạnh phù hợp. Đừng quên áp dụng những mẹo tiết kiệm điện đã được chia sẻ trong bài viết để giảm thiểu chi phí cho gia đình nhé!
Tham khảo một số mẫu máy lạnh bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh:
Tổng Hợp
Discussion about this post