Máy lạnh mở không lên là một tình trạng khá thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý. Dưới bài viết này, Điện Lạnh Song Anh sẽ giúp bạn hiểu hơn tại sao máy lạnh mở không lên, cũng như cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhé!
1. Tại sao máy lạnh không mở lên được?
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến máy lạnh không hoạt động:
1.1 Nguồn điện gặp sự cố
Nếu thiết bị không hoạt động, kèm với đó là đèn báo tín hiệu không sáng thì có thể nguồn điện có vấn đề. Khả năng cao là phích cắm điện bị lỏng, aptomat chưa bật, cầu chì bị chập mạch, mối siết dây dẫn điện bị hở hoặc dây nối đã hỏng.
Nguồn điện gặp vấn đề sẽ khiến máy lạnh không hoạt động.
1.2 Điều khiển bị hư
Một nguyên nhân khác khiến máy lạnh không hoạt động là điều khiển bị hư (do kẹt nút bấm, bẩn mắt hồng ngoại) hoặc hết pin. Do đó, máy lạnh không thể nhận được tín hiệu hoạt động từ xa.
1.3 Máy lạnh bị quá tải
Nếu bạn đang sử dụng điều hòa bình thường bỗng thiết bị tắt đột ngột, kèm theo tiếng “tạch” nhỏ thì có thể máy lạnh đã hoạt động quá công suất. Lúc này, cầu dao sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn.
1.4 Hư hỏng các linh kiện quan trọng
Máy lạnh khi sử dụng một thời gian dài, các thiết bị quan trọng như board mạch, tụ điện, cục nóng lạnh,… có thể xảy ra hư hỏng, khiến máy lạnh không hoạt động được.
1.5 Các vấn đề về gas
Rất nhiều người bỏ qua nguyên nhân này dù nó cũng vô cùng quan trọng. Bởi tình trạng rò rỉ gas, thừa hoặc thiếu gas cũng khiến máy lạnh hoạt động không đều hoặc mở không lên, thậm chí làm gia tăng nguy cơ cháy nổ.
Thiếu hoặc thừa gas cũng có thể khiến máy lạnh ngưng hoạt động.
2. Cách khắc phục tình trạng máy lạnh không mở lên được
Để khắc phục tình trạng điều hòa không mở lên được, bạn có thể áp dụng các cách dưới đây:
2.1 Khắc phục máy lạnh mở không lên do nguồn điện
Đây là điều đầu tiên mà bạn nên kiểm tra nếu thiết bị gặp vấn đề. Theo đó, bạn lần lượt kiểm tra các linh kiện dưới đây:
+ Kiểm tra phích cắm: Nếu thấy phích cắm lỏng, bạn nên gắn chặt vào. Hoặc bạn cũng có thể rút phích ra và cắm lại thử nhé.
+ Kiểm tra cầu chì: Nếu phát hiện cầu chì bị cháy, chập mạch, bạn không nên tự thay mới nếu chưa có kinh nghiệm. Thay vào đó, hãy nhờ đến sự trợ giúp của chuyên viên sửa chữa máy lạnh.
+ Kiểm tra dây nối: Với cách kiểm tra này, bạn nên gọi thợ sửa điều hòa đến kiểm tra dây nối bên trong và bên ngoài để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra lỗi máy lạnh bằng remote
2.2 Cách xử lý khi điều khiển bị hư
Điều khiển bị hư có 3 trường hợp:
2.2.1 Kẹt nút bấm
Trên remote, nếu nút bấm có phần lõm xuống, hoặc khi bấm không có cảm giác thì có thể phím bấm bị kẹt. Lúc này, bạn có thể dùng tua vít để mở bảng mạch điều khiển và vệ sinh sạch sẽ các nút bấm cao su. Sau đó dùng sơn dẫn điện để sơn mặt trong nút cao su và để khô trong 72 tiếng. Tiếp theo, bạn dùng tăm bông lau sạch bảng mạch điều khiển, lắp lại các bộ phận và sử dụng như bình thường.
Bạn có thể tháo điều khiển ra để sửa lỗi kẹt nút bấm.
2.2.2 Bẩn mắt hồng ngoại
Nếu quan sát thấy mắt hồng ngoại nằm ở phía trên của điều khiển bị bẩn, bạn hãy dùng một chiếc khăn khô lau sạch và sử dụng như bình thường.
2.2.3 Điều khiển có vấn đề về pin
Nếu màn hình remote hiển thị mờ nhạt thì remote đang gặp vấn đề về pin. Theo đó, bạn có thể tháo lắp pin, sau đó gõ nhẹ vào mặt lưng điều khiển để khắc phục tình trạng pin bị lỏng. Nếu vẫn chưa thể bấm được, bạn nên thay pin mới vì có thể remote đã hết pin rồi đấy.
2.3 Cách khắc phục khi máy lạnh quá tải
Khi nghi ngờ máy lạnh bị ngắt do quá tải, bạn có thể kiểm tra cầu dao điện tại bảng điện hoặc hộp ngắt kết nối. Nếu thấy cầu dao nào bị dập xuống, bạn chỉ cần mở lên và khởi động lại điều hòa. Trường hợp cầu dao liên tục dập xuống tức là mạch điện đã quá tải. Lúc này, bạn nên liên hệ thợ sửa chữa và không nên tiếp tục mở cầu dao để đề phòng cháy nổ.
2.4 Cách xử lý máy lạnh mở không lên do động cơ bên trong
Nếu xác định điều hòa bị hư do các động cơ bên trong, bạn không nên tự ý sửa chữa tại nhà mà phải liên hệ thợ chuyên sửa điều hòa. Theo đó, thợ có chuyên môn sẽ kiểm tra board mạch, dàn máy nóng lạnh, cánh vẫy điều hòa, động cơ đảo gió và thay thế nếu cần thiết.
Trường hợp điều hòa sử dụng lâu bị cạn gas, hoặc gas được bơm vào lần trước bị thừa làm máy lạnh không mở lên được, họ cũng sẽ xử lý, đảm bảo lượng gas vừa đủ để thiết bị hoạt động tốt.
Nếu thiết bị bị hư linh kiện bên trong, bạn nên gọi thợ chuyên sửa máy lạnh để đảm bảo an toàn.
3. Làm thế nào để tăng tuổi thọ máy lạnh?
Để tăng tuổi thọ cho máy lạnh, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh sử dụng sai cách khiến điều hòa bị hư.
+ Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ 3 – 4 tháng/lần sẽ giúp điều hòa đảm bảo chất lượng và phát hiện lỗi kịp thời để khắc phục, tránh xảy ra rủi ro.
+ Thường xuyên vệ sinh dàn nóng vì dàn nóng được lắp đặt ở ngoài trời nên thường bị các vật cản như bụi, lá cây bám lấy. Nếu vật cản bám quá dày sẽ khiến thiết bị vừa hao điện, vừa không hoạt động được.
+ Thay bộ lọc định kỳ 30 – 60 ngày tùy thuộc vào tần suất sử dụng để cải thiện hiệu suất tổng thể, đảm bảo tuổi thọ thiết bị.
+ Làm sạch ống gió 1 lần/ năm bởi ống gió bẩn sẽ làm chậm luồng khí mát, gây tốn điện.
Xem thêm: Tổng hợp bảng mã lỗi máy lạnh Daikin đầy đủ để bạn tham khảo
+ Sử dụng điều hòa trong không gian kín để hạn chế thoát khí mát ra ngoài, khiến điều hòa phải hoạt động công suất cao, làm giảm tuổi thọ thiết bị.
+ Tắt điều hòa khi không sử dụng, tránh máy lạnh hoạt động quá tải, nhanh xuống cấp.
Trên đây, Điện Lạnh Song Anh đã giải đáp cho bạn thắc mắc tại sao máy lạnh mở không lên, cũng như các cách giải quyết khi thiết bị gặp vấn đề. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và không còn lo lắng khi máy lạnh gặp vấn đề nữa nhé!
Tổng Hợp
Discussion about this post