Nhiệt độ là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho thực phẩm giữ được độ tươi ngon trong thời gian dài. Vậy nhiệt độ phù hợp của tủ đông là bao nhiêu để tối ưu cho việc bảo quản thực phẩm? Đây là thắc mắc của khá nhiều người dùng, nhất là mới những người mới sử dụng tủ đông. Nếu bạn có cùng thắc mắc về vấn đề này thì tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp của tủ đông giúp thực phẩm tươi ngon lâu hơn
1. Nhiệt độ phù hợp của tủ đông để bảo quản các loại thực phẩm
Bên cạnh dòng tủ 1 ngăn đông cơ bản thì trên thị trường hiện nay đã có sự xuất hiện của dòng tủ đông 2 ngăn (mát và đông). Mỗi ngăn sẽ thích hợp cho việc bảo quản một số loại thực phẩm nhất định. Vì vậy nhiệt độ thích hợp của mỗi ngăn cũng có sự khác biệt như sau:
1.1. Nhiệt độ ngăn đông dưới – 18°C
Ngăn đông sẽ là nơi thích hợp để bảo quản thực phẩm có thời gian sử dụng dài, vì vậy nhiệt độ lúc nào cũng phải được đảm bảo dưới 0°C. Cụ thể mức nhiệt tối ưu nhất dành cho ngăn đông chính là -18°C.
Ở mức nhiệt âm sâu này, thực phẩm đều được cấp đông hoàn toàn để hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loài vi khuẩn, nấm mốc. Nhờ đó bạn có thể lưu trữ thực phẩm dài ngày, sau đó khi lấy ra chế biến nó vẫn giữ được độ tươi ngon nhất định. Khi tủ cấp đông càng nhanh thì thực phẩm càng giữ lại được độ tươi ngon và các dưỡng chất vốn có.
Một số loại thực phẩm mà bạn có thể bảo quản trong ngăn đông như:
– Các loại thực phẩm tươi sống như: Thịt gà, cá, bò, lợn,… cần lưu trữ trong thời gian dài.
– Thực phẩm đã chế biến cần lưu trữ để sử dụng lâu dài.
– Những loại thực phẩm cần mức nhiệt thấp để giữ được hình thái, chất lượng như: Kem, nước đá,…
Điều chỉnh nhiệt độ ngăn đông khoảng -18°C để bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu dài
1.2. Nhiệt độ ngăn mát từ 0 – 4°C
Với những loại thực phẩm chỉ cần bảo quản ngắn ngày thì ngăn mát là nơi phù hợp để lưu trữ. Những loại thực phẩm này chỉ cần làm đông mềm hoặc làm mát là đã có thể giữ được độ tươi ngon. Mức nhiệt độ tối ưu dành cho ngăn mát sẽ rơi vào khoảng 0 – 4°C.
Những loại thực phẩm bảo quản trong ngăn mát nên được sơ chế, chia thành các phần nhỏ và cho vào các túi kín để hạn chế vi khuẩn tiếp cận, sinh sôi và phát triển. Nếu được, bạn nên hút chân không luôn cho những túi thực phẩm này. Như vậy không gian bên trong tủ đông luôn được duy trì trạng thái sạch sẽ để bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Ở ngăn mát, bạn có thể lưu trữ được khá đa dạng các loại thực phẩm như:
– Rau củ quả và trái cây: Đây là loại thực phẩm khá nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó để hạn chế tình trạng thối rữa, bạn nên duy trì ngăn mát ở khoảng 1 – 4°C.
– Thịt, cá, hải sản tươi sống sử dụng ngắn hạn: Với những loại thực phẩm này bạn nên điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát vào khoảng 0°C là đã có thể bảo quản trong khoảng từ 1 – 3 ngày.
– Thức ăn đã qua chế biến: 0°C là mức nhiệt phù hợp để bạn bảo quản những thực phẩm này trong khoảng 3 ngày trở lại.
– Những loại đồ uống giải khát: Vào những ngày nắng bạn cần món đồ uống mát lạnh để giải nhiệt. Việc lưu trữ nước giải khát trong ngăn mát (1 – 4°C) sẽ đảm bảo bạn luôn có nước mát lạnh dùng ngay khi vừa trở ngoài về.
Điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát khoảng 0 – 4°C để bảo quản thực phẩm tươi ngon
2. Những điều nên lưu ý khi cài đặt nhiệt độ của tủ đông
Để thực phẩm được bảo quản trong điều kiện tối ưu, bạn nên lưu ý những điều sau:
– Không nên cài đặt nhiệt độ tủ đông quá cao: Nhiệt độ cao sẽ làm không gian bên trong tủ trở nên nóng ẩm. Đây chính là điều kiện lý tưởng khiến vi khuẩn, nấm mốc phát triển và làm thực phẩm nhanh hỏng.
– Không nên cài đặt nhiệt độ tủ đông quá thấp: Không phải lúc nào cấp đông sâu cũng giúp cho thực phẩm tươi ngon lâu hơn. Chẳng hạn với rau củ quả, trái cây, nhiệt độ quá thấp sẽ làm chúng bị úng nước và nhanh thối rữa hơn. Hơn nữa cài đặt nhiệt độ tủ quá thấp cũng sẽ tiêu hao nhiều điện năng. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn mức nhiệt cho tủ đông.
– Sắp xếp thực phẩm trong tủ đông hợp lý: Bên cạnh việc cài đặt nhiệt độ thích hợp bạn cũng nên lưu ý đến việc sắp xếp thực phẩm bên trong tủ đông. Dù cho bạn đã cài mức nhiệt phù hợp nhưng lượng thực phẩm bên trong quá nhiều và khí lạnh không thể lưu thông thì hiệu quả bảo quản cũng không được đảm bảo. Tốt nhất bạn có thể tận dụng những giỏ đồ được trang bị sẵn để phân loại và sắp xếp thực phẩm một cách khoa học.
Sắp xếp thực phẩm trong tủ đông khoa học để khí lạnh lưu thông dễ dàng
3. Một số loại thực phẩm không phù hợp bảo quản trong tủ đông
Sau đây là một số loại thực phẩm mà bạn không nên lưu trữ, bảo quản trong tủ đông:
– Khoai tây: Trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp, lượng tinh bột trong khoai tây có thể chuyển thành đường. Vì thế củ khoai sẽ nhanh héo và trở nên mềm nhũn.
– Cà chua: Nhiệt độ quá thấp có thể làm thay đổi, giảm đi hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong quả cà chua. Do đó bạn chỉ cần bảo quản loại quả này trong ngăn mát là được.
Không nên bảo quản cà chua trong tủ đông
– Hành tây: Hành tây thường có mùi khá nồng, vì thế nếu bạn bảo quản gần thịt cá mà không bao bọc kín cẩn thận sẽ tạo nên mùi rất khó chịu.
– Tỏi: Dưới nhiệt độ thấp lượng tinh dầu trong tỏi sẽ giảm đi và khiến chúng nhanh mốc và dai hơn. Do đó với tỏi bạn chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo có nhiệt độ thường là được.
– Bánh mì: Ngăn đông sẽ hút hết toàn bộ độ ẩm có trong bánh mì. Vì thế để giữ lại được hương vị bạn không nên bảo quản bánh mì trong ngăn đông.
Xem thêm: Tủ đông có tốn nhiều điện không? Sử dụng tủ đông thế nào tiết kiệm điện?
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về mức nhiệt độ phù hợp của tủ đông. Từ đó bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ tủ phù hợp để thực phẩm luôn được bảo quản trong trạng thái tươi ngon.
Tham khảo một số mẫu tủ đông bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh:
Tổng Hợp
Discussion about this post