Tương tự như mọi thiết bị khác, sau thời gian sử dụng máy sấy quần áo cũng sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn. Đây là lúc bạn cần tiến hành vệ sinh cho máy. Vậy bạn đã biết cách vệ sinh máy sấy quần áo ngay tại nhà chưa? Nếu chưa thì để Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh hướng dẫn chi tiết cách thực hiện nhé!
Cách vệ sinh máy sấy quần áo đơn giản
1. Lý do cần vệ sinh máy sấy quần áo định kỳ
Vệ sinh máy sấy quần áo là một thói quen quan trọng và dưới đây là những lý do mà bạn nên thực hiện công việc này định kỳ:
– Đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy: Bụi bẩn, xơ vải hoặc các tạp chất khác có thể tích tụ trong bộ lọc và các bộ phận khác của máy sấy, làm giảm khả năng làm khô quần áo nhanh chóng. Khi máy sấy hoạt động không hiệu quả, nó tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và kéo dài thời gian làm khô quần áo, dẫn đến nhiều bất tiện cho người dùng.
– Đảm bảo sức khỏe người dùng: Máy sấy không được vệ sinh có thể trở thành nơi sinh sống của vi khuẩn và vi sinh vật gây hại, khiến cho quần áo tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và bệnh tật. Việc vệ sinh định kỳ giúp giữ cho quần áo luôn trong tình trạng sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe.
– Duy trì hương thơm quần áo: Máy sấy bị bẩn có thể làm đồ trong lồng sấy mất đi hương thơm và thậm chí còn truyền mùi không dễ chịu cho quần áo. Việc vệ sinh định kỳ giúp giữ cho máy và quần áo luôn trong tình trạng sạch sẽ và thơm tho.
Vệ sinh máy sấy thường xuyên giúp cho quần áo giữ được hương thơm
>>> Xem thêm: Cách khắc phục và ngăn chặn tình trạng máy sấy quần áo bị hôi
– Kéo dài tuổi thọ thiết bị: Nếu không vệ sinh định kỳ, các bộ phận của máy sấy quần áo có thể bị hỏng nhanh chóng do tích tụ bụi bẩn và các tạp chất. Điều này có thể dẫn đến việc bạn phải thay thế và sửa chữa các bộ phận, tốn kém nhiều chi phí.
2. Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi tiến hành vệ sinh máy
Trước khi tiến hành vệ sinh cho máy sấy bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết. Đa phần những dụng cụ này sẽ có sẵn tại nhà như:
- Khăn sạch, mềm.
- Bàn chải.
- Vòi nước áp suất cao (nếu có).
- Dung dịch tẩy rửa nhẹ, giấm ăn,…
3. Chi tiết cách vệ sinh máy sấy quần áo đơn giản và hiệu quả
3.1. Vệ sinh các bộ phận bên trong máy sấy quần áo
Bước 1: Vệ sinh phần lưới lọc của máy sấy quần áo
Bên trong máy sấy, phần lưới lọc sẽ có tác dụng giữ lại những bụi bẩn, xơ vải,… sinh ra trong quá trình làm khô quần áo. Vì vậy sau thời gian sử dụng các tạp chất sẽ bám đầy bên trong lưới lọc này.
Để làm sạch, bạn chỉ việc tháo lưới lọc này ra và loại bỏ những tạp chất đó đi. Sau đó, bạn dùng khăn lau xung quanh bề mặt rồi lắp lại vị trí cũ. Bạn nên thực hiện công việc này thường xuyên vì nếu để lưới lọc bị tắc thì hiệu quả làm khô quần áo không được đảm bảo.
Vệ sinh lưới lọc máy sấy
Bước 2: Vệ sinh bộ cảm ứng của máy sấy quần áo
Bộ cảm ứng có vai trò thông báo khi máy hoàn tất chu trình sấy. Vì vậy bạn cần vệ sinh để cảm biến này luôn hoạt động chính xác.
Trước tiên bạn tắt máy và để nguội nếu vừa sử dụng xong. Việc này sẽ đảm bảo an toàn hơn cho bạn.
Bạn sử dụng một chiếc khăn mềm để thấm nước muối pha loãng hoặc giấm rồi tiến hành lau xung quanh bộ cảm biến. Sau đó bạn chỉ cần dùng chiếc khăn khô khác lau lại là xong.
Bước 3: Vệ sinh cho ngăn chứa nước ngưng tụ
Đối với dòng máy sấy ngưng tụ, bạn cần đổ hết nước trong ngăn chứa đi để tránh trường hợp quá đầy dẫn đến việc tràn ra ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Đồng thời, bạn cũng cần vệ sinh cho ngăn chứa này. Bạn chỉ việc tháo ngăn chứa ra và loại bỏ bụi bẩn tích tụ rồi lắp trở lại vị trí cũ là xong.
Vệ sinh ngăn chứa nước của máy sấy ngưng tụ
Bước 4: Vệ sinh cho hệ thống thông hơi của máy sấy quần áo
Đối với máy sấy thông hơi bạn cần phải hệ sinh có hệ thống thông hơi trong máy. Lưu ý trước khi thực hiện bạn phải đảm bảo máy đã được ngắt kết nối nguồn điện.
Để vệ sinh hệ thống, bạn cần mở khóa 4 cổng thông hơi, sau đó mở rôn đĩa rồi lấy bình thông hơi ra ngoài. Lúc này nếu có vòi áp suất cao bạn có thể sử dụng để loại bỏ nhanh chóng các bụi bẩn tích tụ hay bị kẹt lại trong ống.
Cuối cùng bạn lau khô và lắp bình trở lại vị trí ban đầu là xong.
Bước 5: Vệ sinh bên trong lồng sấy
Lồng sấy là nơi tiếp xúc trực tiếp với quần áo vì thế tốt nhất sau mỗi lần sử dụng bạn nên vệ sinh luôn. Đa phần lồng sấy hiện nay đều làm bằng thép không gỉ, vì thế bạn chỉ việc dùng khăn mềm, hơi ẩm lau nhẹ nhàng qua bề mặt là xong, khá đơn giản và nhanh chóng.
Vệ sinh bên trong bề mặt lồng sấy
3.2. Vệ sinh bên ngoài cho bề mặt máy sấy quần áo
Sau khi vệ sinh bên trong máy sấy quần áo bạn cũng đừng quên làm sạch cho cả bên ngoài thiết bị. Việc này sẽ giúp bạn duy trì độ mới, độ bóng bẩy, mặt thẩm mỹ của thiết bị. Để vệ sinh, bạn chỉ cần dùng khăn mềm lau toàn bộ bề mặt thân máy là được.
4. Những điều nên lưu ý khi vệ sinh máy sấy quần áo
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc vệ sinh máy sấy quần áo, khi thực hiện bạn cần lưu ý những điều sau:
– Nếu trước đó máy đã hoạt động, bạn cần mở cửa, mở nắp bình ngưng tụ (nếu sử dụng máy sấy ngưng tụ) để máy nguội hẳn rồi mới tiến hành vệ sinh.
– Trước khi vệ sinh cho máy phải đảm bảo ngắt hết nguồn điện.
Ngắt kết nối nguồn điện trước khi tiến hành vệ sinh máy sấy
– Lưới lọc và lỗ thông hơi là những vị trí thường bẩn nhiều nhất vì thế khi vệ sinh bạn cần lưu ý làm sạch kỹ.
– Trong quá trình vệ sinh máy sấy thông hơi, nếu thấy đường ống có dấu hiệu nứt hay hư hỏng thì nên báo cho bộ phận kỹ thuật để kiểm tra chi tiết. Nếu cần bạn phải thay bộ phận này để đảm bảo hoạt động của thiết bị.
>>> Xem thêm: Mách bạn cách sử dụng máy sấy quần áo đúng cách hiện nay
Bên trên là chi tiết cách vệ sinh máy sấy quần áo đơn giản để bạn có thể thực hiện định kỳ ngay tại nhà. Việc vệ sinh sẽ giúp máy sấy duy trì hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Vì thế bạn hãy ghi nhớ và thực hiện định kỳ cho thiết bị nhé!
Tham khảo một số mẫu máy sấy quần áo bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh
Tổng Hợp
Discussion about this post