Thức đêm khiến cơ thể bạn mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, hậu quả thức đêm liên tục gây ảnh hưởng đến cơ thể và tinh thần nhiều hơn bạn nghĩ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh qua bài viết dưới đây!
Đừng chủ quan vì hậu quả thức đêm nghiêm trọng hơn bạn nghĩ
1. Tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh lý về tim mạch và đột quỵ
Hậu quả thức đêm trở nên rõ rệt sau 18 tiếng liên tục không ngủ, tương đương với việc thức dậy lúc 8 giờ sáng nhưng lại thức liên tục đến 2 giờ đêm cùng ngày. Thói quen thức khuya thường xuyên tạo áp lực tăng lên não, làm tăng huyết áp và gây ra một lực tác động lớn lên thành mạch máu não, có thể dẫn đến vỡ mạch máu não.
Thức đêm gây tăng huyết áp
Đối với những người có bệnh tim tiềm ẩn, việc thức đêm hoặc ngủ không đủ 6 tiếng một ngày có thể tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ lên hơn 20% so với người duy trì giấc ngủ đều đặn.
Không phải ai thức khuya đều phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên, cơ thể của chúng ta cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục. Làm việc quá mức không cho cơ thể được ngủ nghỉ không chỉ gây mệt mỏi, mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như suy kiệt năng lượng, giảm thị lực, trí nhớ kém, suy giảm miễn dịch, cùng với các vấn đề về tiêu hóa và nội tiết,…
>>Xem thêm: 5 món đồ trong nhà có ảnh hưởng đến sức khỏe cần thay thường xuyên
2. Giảm thị lực, thính giác
Tác hại của việc thức đêm liên tục mà cơ thể có thể cảm nhận rõ nhất chính là suy giảm thị lực, thính giác. Nguyên nhân chính là khi chúng ta thức đêm, ánh sáng môi trường giảm xuống, buộc đôi mắt phải làm việc càng nhiều hơn. Cộng thêm ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại và các thiết bị thông minh khác, quá trình điều tiết của mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mắt khô, đau nhức và dần dần suy giảm thị lực.
Thức khuya xem điện thoại có thể gây giảm thị lực
Không chỉ vậy, thói quen thức đêm cũng ảnh hưởng đến thính giác. Hệ thống mạch máu phải duy trì hoạt động liên tục, gây ra căng thẳng quá mức. Lượng máu bơm về hệ thống tai và ống nghĩ bị giảm có thể dẫn đến các vấn đề như ù tai, đau tai và giảm khả năng nghe.
3. Tăng nguy cơ béo phì
Thói quen thức đêm thường đi kèm với thói quen ăn uống vào buổi tối. Hậu quả thức đêm là tăng cân khó kiểm soát, thậm chí ăn quá nhiều sẽ khiến bao tử hoạt động liên tục, kéo dài thói quen này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Thức đêm làm tăng nguy cơ béo phì
Theo một nghiên cứu thực hiện vào năm 2015, cứ mỗi giờ thanh thiếu niên thiếu ngủ, họ đều tiêu thụ thêm 210 calo vào ngày tiếp theo, chủ yếu là từ chất béo và carbohydrate. Người trẻ không duy trì thói quen ngủ ổn định thường có xu hướng ăn vặt nhiều hơn.
Tiến sĩ Williams mô tả rằng thiếu ngủ có thể thay đổi chức năng của não, thay đổi sở thích ăn uống, cách cơ thể điều chỉnh hormone, và cách cơ thể xử lý thực phẩm. Điều này dẫn đến việc chúng ta cảm thấy thèm ăn những loại thức ăn mà bình thường chúng ta không quan tâm.
>>Xem thêm: Tại sao cơm giảm đường là một lựa chọn thay thế tốt cho sức khỏe?
4. Giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ
Giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ cũng là một trong những tác hại của việc thức đêm mà chúng ta thường không để ý đến. Nguyên nhân do lúc ngủ là thời gian não bộ nghỉ ngơi và củng cố những thông tin đã xảy ra trong ngày. Khi thức khuya, lượng thông tin cần ghi nhớ tăng lên, đồng nghĩa với thời gian nghỉ ngơi của não bộ giảm đi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở người thức đêm cao hơn gấp 5 lần
Theo một nghiên cứu, tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm cao gấp 5 lần so với người duy trì giấc ngủ đều đặn. Kéo dài việc thức đêm liên tục cũng khiến hệ thần kinh giao cảm duy trì trạng thái hưng phấn, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và kiệt sức vào ngày hôm sau. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, tác động tiêu cực của thức đêm không chỉ gây ra suy nhược thần kinh mà còn dẫn đến vấn đề mất ngủ và nhiều triệu chứng không mong muốn khác.
5. Khiến làn da bị xấu đi
Ban đêm từ 22 -23 giờ là thời gian lý tưởng để làn da được tái tạo và phục hồi sau một ngày dài. Thức đêm là khắc tinh đối với làn da vì có thể khiến da dễ nổi mụn, bị lão hóa, tăng hắc tố melanin khiến da bị sạm đi, xuất hiện đốm tàn nhang, nếp nhăn,…
Thức đêm liên tục khiến làn da xấu đi
Thức khuya lâu ngày có thể dẫn đến nội tiết tố thay đổi hoặc bị rối loạn. Từ đó, khiến làn da của các chị em phụ nữ bị xuống cấp nghiêm trọng, lão hóa nhanh hơn, làm ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn.
6. Có thể dẫn tới ảo giác
48 tiếng liên tục không ngủ có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm trạng. Não bộ không được nghỉ ngơi đủ làm gia tăng sự căng thẳng và lo lắng, làm ảnh hưởng đến tinh thần, cũng như có thể gây ra ảo giác.
Hạch hạnh nhân là bộ phận chịu hậu quả nghiêm trọng khi bạn thức đêm. Đây là nơi có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và trí nhớ – vỏ não trước trán – có nhiệm vụ kiểm soát chức năng điều hành và kiểm soát xung lực, đều bị suy giảm nghiêm trọng.
Tiến sĩ Scott Lyons, nhà tâm lý học cho biết tác động lên hạch hạnh nhân có thể khiến con người phản ứng mạnh mẽ hơn đến 60% trong các tình huống căng thẳng hoặc khó chịu.
Sau 72 giờ không ngủ, não có thể rơi vào tình trạng kiệt sức nặng nề, gặp ảo giác, hoang tưởng, và rối loạn tư duy.
7. Có thể nguy hiểm tính mạng
Thức liên tục 96 tiếng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần. Đây là thời điểm mà nhận thức về thực tế bị sai lệch, có thể rơi vào những ảo tưởng phức tạp hơn và tâm trạng trở nên thất thường.
Tình trạng thiếu ngủ nghiêm trọng và lặp đi lặp lại có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ nhất là tử vong. Ngoài ra, mệt mỏi đến mức tột độ là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai nạn giao thông và những sai lầm nghiêm trọng gây thiệt hại về người tại nơi làm việc.
Thức đêm liên tục 4 ngày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Không chỉ về khía cạnh thể chất, tình trạng sức khỏe tinh thần cũng đóng một vai trò lớn trong việc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Theo Tiến sĩ Lyons, các vấn đề rối loạn tâm trạng như lưỡng cực, trầm cảm, hoặc rối loạn lo âu tổng quát đều có thể tác động đến thói quen ngủ của một người. Ngược lại, chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể làm thần kinh suy yếu, gây ra các bệnh về tâm lý – tâm thần.
Các chuyên gia đưa lời khuyên, bạn nên cố gắng duy trì một lịch trình ngủ nghỉ hợp lý, đảm bảo môi trường ngủ thoải mái, hạn chế ăn uống quá no hoặc nạp caffein trước khi ngủ,… để dễ đi vào giấc ngủ cũng như có giấc ngủ ngon hơn.
>>Xem thêm: Nên uống nước có độ pH bao nhiêu an toàn cho sức khỏe?
Kết: Như vậy có thể thấy, hậu quả thức đêm là vô cùng nghiêm trọng, không chỉ tàn phá bên trong cơ thể mà còn ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Vừa rồi là những tác hại của việc thức đêm gây ra đối với con người. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có chế độ ngủ nghỉ hợp lý và quý trọng sức khỏe của mình hơn.
Tham khảo một số thiết bị hỗ trợ cho giấc ngủ của bạn tại Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh:
Tổng Hợp
Discussion about this post