Trong cuộc sống hiện đại, bận rộn ngày nay thì máy giặt đã trở thành “trợ lý giặt giũ” đắc lực của rất nhiều gia đình. Mặc dù các loại máy giặt hiện nay khá dễ sử dụng nhưng bạn đã biết cách dùng máy sao cho đúng và hiệu quả chưa? Nếu bạn còn phân vân thì tham khảo ngay bài viết sau để biết các bước giặt quần áo bằng máy giặt sao cho hiệu quả nhé!
Các bước giặt quần áo bằng máy giặt
1. Chi tiết các bước giặt quần áo bằng máy giặt
Nhìn chung các bước giặt quần áo bằng máy giặt của các hãng đều tương tự nhau. Điểm khác biệt giữa các hãng là phần chế độ, chương trình giặt. Vì thế bạn có thể tham khảo các bước giặt quần áo bằng máy giặt đúng và hiệu quả sau đây:
Bước 1: Xử lý quần áo trước khi giặt
Nhiều người thường có thói quen cứ cho đồ vào máy, ấn nút giặt là xong tuy nhiên điều này sẽ làm cho quần áo nhanh hư tổn hơn. Để giữ được độ bền đẹp cho áo quần bạn phải thực hiện những điều sau:
– Phân loại quần áo: Bạn phải phân loại những đồ có màu trắng, sáng và đồ có màu đậm, sẫm để giặt riêng từng đợt. Đã có rất nhiều trường hợp bỏ qua bước phân loại quần áo này và cái kết nhận lại là toàn bộ quần áo trắng đều bị lem màu, phải mất nhiều công sức giặt tẩy và thậm chí phải bỏ vì không thể tẩy sạch được các vết loang màu.
Phân loại đồ trước khi giặt
>>> Xem thêm: Phân loại quần áo như thế nào cho đúng trước khi bỏ vào máy giặt?
– Lấy hết những vật dụng còn sót lại trong quần áo: Đôi lúc bạn còn để sót lại những vật dụng nhỏ trong túi áo, quần như: Chìa khóa, tiền, kẹp tóc, khăn giấy,… Trong quá trình giặt những vật này có thể làm trầy xước hoặc rách quần áo nên bạn phải kiểm tra thật kỹ trước khi cho đồ giặt.
– Cho quần áo vào những túi giặt riêng lẻ: Bạn muốn giặt những bộ đồ có đính kết hạt, chất liệu vải mỏng, ren,… một cách an toàn thì nên cân nhắc sử dụng các túi giặt. Bạn có thể phân đồ thành nhiều túi để hiệu quả làm sạch tốt hơn, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng xoắn rối quần áo sau khi giặt.
– Xử lý sơ qua những vết bẩn “cứng đầu”: Với những vết bẩn khó làm sạch, bạn có thể ngâm và giặt sơ qua trước khi cho vào máy giặt. Điều nảy sẽ hỗ trợ máy giặt làm sạch quần áo hiệu quả hơn. Tuy nhiên với những dòng máy giặt hiện đại ngày nay, bạn có thể bỏ qua bước này vì máy đã tích hợp sẵn chương trình giặt sơ.
Xử lý sơ qua những vết bẩn cứng đầu trên quần áo
Bước 2: Kiểm tra lại tình trạng các bộ phận của máy giặt
Để đảm bảo chu trình giặt được diễn ra xuyên suốt, trơn tru thì bạn nên kiểm tra các bộ phận của máy trước. Một số yếu tố bạn nên kiểm tra như: nguồn điện, nước, hệ thống xả nước,… Ngay khi phát hiện những yếu tố bất thường, bạn không nên để máy tiếp tục hoạt động mà hãy tìm đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ khắc phục lỗi.
Bước 3: Cho đồ vào lồng giặt
Khi cho đồ vào lồng giặt bạn cũng nên cân đo lượng quần áo phù hợp với khối lượng giặt của máy. Nếu bạn để lượng đồ vượt quá mức sẽ làm ảnh hướng đến hiệu quả làm sạch quần áo và tuổi thọ của máy.
Cho quần áo đều vào lồng giặt
Ngoài ra, khi cho đồ vào máy bạn nên chia thành từng phần nhỏ bố trí đều bên trong lồng giặt. Điều này sẽ giúp lòng giặt được cân bằng, vận hành êm ái hơn và cũng kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
Bước 4: Cho chất giặt tẩy vào ngăn chứa của máy
Tùy vào hãng máy giặt mà ngăn chứa chất giặt tẩy sẽ có sự khác biệt về thiết kế. Bạn sẽ nhận biết các ngăn chứa thông qua những chú thích sau:
– Detergent: Ngăn chứa nước giặt hoặc bột giặt.
– Softener: Ngăn chứa nước xả.
– Bleach: Ngăn chứa nước tẩy.
Cho nước giặt, xả với lượng phù hợp vào ngăn chứa tương ứng
Bạn cần đổ chất giặt tẩy vào đúng các ngăn để máy đạt được hiệu quả làm sạch tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên cân chỉnh lượng chất giặt tẩy phù hợp với khối lượng đồ cần giặt. Bạn có thể dựa vào hướng dẫn trên bao bì của chất giặt tẩy để điều chỉnh lượng phù hợp. Tuy nhiên ngày nay đã trên một số dòng máy đã có trang bị công nghệ tự phân bổ nước giặt, xả. Do đó người dùng không phải cân đo lượng chất giặt tẩy theo cảm tính.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý nhanh chóng tình trạng máy giặt bị trào bọt
Bước 5: Khởi động máy và chọn chế độ giặt phù hợp
Để người dùng thuận tiện hơn trong việc giặt giũ thì hiện nay các dòng máy giặt đều được tích hợp sẵn khá nhiều chương trình giặt. Tùy vào loại đồ, chất liệu vải, độ bẩn,… mà bạn có thể lựa chọn chương trình giặt phù hợp.
Lựa chọn chương trình giặt phù hợp
Hiện nay bảng điều khiển chọn chương trình giặt sẽ có hai loại phổ biến là núm vặn hoặc nút bấm. Với dạng núm vặn bạn chỉ cần xoay đến khi đèn sáng ở chương trình muốn chọn là xong. Với bảng điều khiển dạng nút bấm, bạn chỉ cần ấn trực tiếp vào nút tương ứng với chương trình giặt mong muốn là được.
Bước 6: Đợi chu trình giặt kết thúc để lấy đồ ra phơi
Sau khi chọn xong chương trình, bạn bấm nút “START” để bắt đầu chu trình giặt. Lúc này màn hình hiển thị thời gian sẽ bắt đầu đếm ngược đến khi chu trình giặt kết thúc. Bạn chỉ việc đợi đến khi màn hình hiển thị tắt hẳn có nghĩa là máy đã giặt xong và bạn có thể lấy đồ ra phơi.
2. Các chương trình giặt phổ biến hiện nay
2.1. Chương trình giặt cơ bản
– Vắt (Spin): Chế độ giúp vắt khô nước trong quần áo.
– Xả và vắt (Rinse & Spin): Chế độ này được sử dụng khi bạn cho nước xả vải vào ngăn chứa.
– Điều chỉnh mức nước: Tùy vào khối lượng quần áo cần giặt mà bạn điều chỉnh mức nước phù hợp. Chế độ này giúp bạn chủ động điều chỉnh để tiết kiệm nước hoặc sử dụng nhiều nước để hòa tan cặn xà phòng.
– Sấy: Với các máy giặt cao cấp sẽ có thêm chế độ sấy khô giúp hong khô quần áo nhanh chóng và lưu hương lâu hơn.
2.2. Chương trình giặt chuyên sâu
– Giặt nước nóng: Chế độ này cho phép bạn lựa chọn mức nhiệt độ của nước giặt cùng từ 20 – 95 độ C tùy theo dòng máy. Ngoài ra, chức năng này chỉ được hỗ trợ trên một số dòng máy.
– Giặt Cottons (Cottons): Cotton là chất liệu vải thấm hút tốt nên cũng dễ bám nhiều chất bẩn hơn. Vì thế chương trình này sẽ giúp giặt sạch sâu với thời gian lâu hơn.
– Giặt hỗn hợp (Mixed): Chương trình giặt này sử dụng khi mẻ giặt bao gồm nhiều loại quần áo khác nhau mà bạn không thể giặt riêng lẻ vì số lượng mỗi loại quá ít. Đây là chương trình được người dùng sử dụng khá thường xuyên.
– Giặt nhanh (Quick): Chương trình giặt này sẽ rút ngắn thời gian giặt xuống còn khoảng 15-20 phút. Do đó đây là chương trình phù hợp với những người bận rộn. Tuy nhiên, với những vết bẩn cứng đầu, chức năng này khá khó giặt sạch sâu.
Đa dạng chương trình giặt được tích hợp sẵn
– Giặt vải dễ hỏng (Delicates): Ở chương trình này, máy sẽ hoạt động với lực kéo xoay nhẹ nhàng hơn phù hợp để giặt các loại vải tơ tằm, lụa,… giặt áo dài dễ bị rách.
– Giặt đồ trẻ em (Baby): Chương trình này chuyên dùng để giặt sạch các vết bẩn trên quần áo trẻ bằng nước nóng. Đồng thời, tăng cường xả sạch quần áo trẻ để loại bỏ cặn hóa chất, bột giặt gây kích ứng da trẻ.
– Giặt đồ tối màu hoặc giặt jeans: Chương trình giặt này giúp xả sạch và ngăn chặn cặn bột giặt hình thành, bám lại trên quần áo làm mất thẩm mỹ. Mặc khác, nhiệt độ nước cũng ở mức thấp để không làm quần áo bị bạc màu.
– Giặt đồ len (Wool): Ở chương trình giặt này máy sẽ hoạt động nhẹ nhàng để đồ len không bị kéo giãn hay chạy chỉ, giúp quần áo giữ nguyên được phom dáng.
>>> Xem thêm: Khám phá các chế độ giặt của máy giặt LG
3. Những điều cần lưu ý khi giặt đồ bằng máy giặt
– Sau khi máy giặt hoàn tất chu trình bạn nên lấy đồ ra khỏi lồng giặt càng sớm càng tốt. Nếu lưu lại quá lâu trong lồng giặt, quần áo sẽ bắt đầu sinh mùi hôi do ẩm ướt.
– Sử dụng chất giặt tẩy phù hợp với loại máy đang sử dụng. Chẳng hạn, nước giặt cửa trước sẽ sử dụng loại nước giặt khác với máy giặt cửa trên. Khi mua chất giặt tẩy bạn cũng cần lưu ý thông tin này trên bao bì sản phẩm.
– Mặc dù giặt cùng nước nóng sẽ giúp diệt khuẩn nhưng để quần áo bền màu hơn bạn nên giặt cùng với nước ở nhiệt độ thường.
– Để hiệu quả làm sạch quần áo được đảm bảo, bạn cần ghi nhớ vệ sinh máy giặt định kỳ.
Vệ sinh máy giặt định kỳ
>>> Xem thêm: Những sai lầm thường gặp khi sử dụng máy giặt
Bên trên là các bước giặt quần áo bằng máy giặt đúng cách và mang lại hiệu quả cao. Hy vọng bạn có thể áp dụng để làm sạch và bảo vệ quần áo tốt hơn.
Tham khảo một số mẫu máy giặt bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh:
Tổng Hợp
Discussion about this post