Để thiết bị duy trì hiệu quả hoạt động điều đương nhiên mọi người cần làm đó là vệ sinh định kỳ. Tương tự như những thiết bị khác, máy lạnh tủ đứng cũng cần được làm sạch định kỳ. Với những người đang sử dụng thiết bị này, bạn đã biết cách vệ sinh máy lạnh tủ đứng sao cho đúng và an toàn chưa? Nếu chưa thì cùng tham khảo ngay bài viết sau để biết thêm thông tin hữu ích nhé!
Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tủ đứng
1. Khi nào nên vệ sinh máy lạnh tủ đứng?
Tùy vào điều kiện môi trường và tần suất sử dụng máy lạnh tủ đứng mà chúng ta có khoảng thời gian vệ sinh thiết bị khác nhau, chẳng hạn:
– Máy lạnh tủ đứng sử dụng hằng ngày trong gia đình thì nên vệ sinh từ 4 – 6 tháng/lần.
– Máy dùng trong các văn phòng công ty, khách sạn, nhà hàng thì tần suất làm vệ sinh nên là từ 2 – 3 tháng/lần.
– Đối với môi trường thường xuyên có nhiều bụi bẩn như cơ sở sản xuất, xí nghiệp, bạn nên vệ sinh cho máy 1 tháng/lần.
Nói chung máy được đặt trong môi trường càng nhiều bụi bẩn, được sử dụng thường xuyên thì tần suất làm vệ sinh cần thường xuyên hơn để duy trì hiệu quả hoạt động cho máy.
Nên vệ sinh máy lạnh tủ đứng định kỳ
2. Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh máy lạnh tủ đứng hiệu quả, an toàn
2.1. Làm vệ sinh cho mặt nạ dàn lạnh
Mặt nạ dàn lạnh là phần vỏ bao bọc bên ngoài thiết bị. Bộ phận này khá dễ bám bụi và nhanh bẩn nhưng lại vệ sinh khá dễ dàng và thuận tiện. Để làm sạch mặt nạ dàn lạnh bạn có thể làm theo các bước:
– Bước 1: Bạn cần tháo mặt nạ của máy ra, dùng miếng bông mềm để nhẹ nhàng lấy đi những bụi bẩn bám trên bề mặt. Bạn cũng có thể dùng thêm nước rửa chén để việc làm sạch hiệu quả hơn. Ở bước này bạn nên làm một cách cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng các bộ phận bên trong khác như dây dẫn, ống đồng,…
– Bước 2: Sau khi làm sạch, bạn cùng khăn khô mềm để thấm lấy hết nước còn lại. Lưu ý, bạn không nên phơi mặt nạ máy ngoài nắng để tránh làm ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị.
2.2. Vệ sinh phần lưới lọc không khí bên trong
Lưới lọc là bộ phận giữ lại rất nhiều bụi bẩn trong không khí khi hoạt động để bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Đó cũng chính là lý do bạn nên vệ sinh lưới lọc này thường xuyên (1 tháng/lần), không chỉ giúp duy trì hiệu quả làm lạnh mà còn đảm chất lượng không khí trong phòng.
Bạn có thể tháo tấm lưới lọc ra vệ sinh sạch sẽ rồi gắn trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên đa số tấm lưới lọc của máy lạnh tủ đứng thường làm bằng ni lông nên bạn không được dùng nước có nhiệt độ cao để vệ sinh cho bộ phận này.
Vệ sinh tấm lưới lọc máy lạnh tủ đứng
2.3. Vệ sinh cho dàn lạnh
Để đảm bảo an toàn cho quá trình xịt rửa dàn lạnh, bạn cần đảm bảo thiết bị đã được ngắt kết nối nguồn điện hoàn toàn. Sau đây là các bước để bạn vệ sinh cho dàn lạnh:
– Bước 1: Trước khi tiến hành xịt rửa bạn nên dùng túi ni lông để bao bọc cẩn thận phần bo mạch của máy. Điều này sẽ hạn chế được nước bắn vào bo mạch trong quá trình làm vệ sinh gây chập cháy, hư hỏng dàn lạnh.
– Bước 2: Dùng vòi xịt nước có áp lực lớn để làm sạch toàn bộ bụi bẩn bám trên các khe kim loại trên dàn lạnh. Bạn không nên xịt vào những bộ phận khác để tránh gây ra hỏng hóc cho thiết bị.
2.4. Vệ sinh cho dàn nóng
Để vệ sinh cho dàn nóng bạn cũng dùng vòi nước có áp lực mạnh xịt rửa. Khi vệ sinh phần cánh quạt bạn phải cẩn thận, tránh xịt trực tiếp vào dễ gây móp méo, biến dạng. Ngoài ra, trên dàn lạnh cũng có bo mạch và bạn cần che chắn kỹ trước khi xịt rửa dàn nóng.
Vệ sinh dàn nóng cho máy lạnh
2.5. Khởi động lại và kiểm tra máy
Sau khi hoàn tất các nước vệ sinh trên, bạn cần để máy thật khô ráo và nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó bạn cho máy khởi động lại và kiểm tra xem máy có vận hành bình thường hay chưa.
Khởi động và kiểm tra lại hoạt động của máy
Xem thêm: [Tổng hợp] Các mẫu máy lạnh tủ đứng được ưa chuộng hiện nay
3. Những điều cần lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Để quá trình vệ sinh máy lạnh tủ đứng diễn ra hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Trước khi tiến hành vệ sinh bạn phải đảm bảo thiết bị được ngắt kết nối điện hoàn toàn.
– Bạn cần chuẩn bị trước một số dụng cụ để tháo lắp, làm vệ sinh cho máy lạnh như: tua vít, bơm tăng áp, khăn mềm, đồng hồ + dây nạp gas,…
– Không được để nước dính vào mạch điện vì điều này sẽ gây chập cháy, hỏng hóc thiết bị.
– Không được sử dụng hóa chất tẩy mạnh để vệ sinh cho máy. Nguồn nước sử dụng trong quá trình vệ sinh cũng cần được đảm bảo để để tránh các tạp chất trong nước bám trở lại máy.
– Các bước vệ sinh máy lạnh tủ đứng không quá phức tạp tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện phải cho chuyên môn và kỹ thuật. Chính vì thể để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các dịch vụ vệ sinh máy lạnh uy tín, tại đây các kỹ thuật viên sẽ giúp bạn vệ sinh thiết bị nhanh chóng.
Xem thêm: Đánh giá có nên mua máy lạnh tủ đứng hay không?
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc vệ sinh máy lạnh tủ đứng. Bạn cũng nên thực hiện công việc này định kỳ để duy trì hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
Tham khảo một số mẫu máy lạnh tủ đứng tại Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh:
Tổng Hợp
Discussion about this post