1. Dấu hiệu nhận biết lỗi E3 máy lạnh Electrolux
Máy lạnh Electrolux báo lỗi E3 sẽ kèm theo các dấu hiệu dưới đây:
+ Sau khi mở máy được vài phút, bạn cảm thấy máy lạnh hoạt động không đều, sau đó trên màn hình hiện báo lỗi E3.
+ Đối với loại máy lạnh có đèn, nếu máy lỗi thì đèn trên dàn lạnh sẽ nhấp nháy.
Khi màn hình điều hòa xuất hiện mã E3, nghĩa là máy lạnh đã bị tắc nghẽn lỗi môi chất lạnh.
2. Tại sao máy lạnh Electrolux báo lỗi E3?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến điều hòa Electrolux báo lỗi E3, chẳng hạn như:
+ Do bị thiếu gas hoặc hết gas khiến máy lạnh không thể hoạt động bình thường.
+ Do ống đồng dẫn gas bị tác động vật lý nên móp méo, gập khúc khiến khí gas tắc nghẽn, không thể lưu thông như bình thường.
+ Đường ống dẫn gas bị tắc do lực hút chân không kém, do đó các cặn bẩn và tạp chất còn đọng lại trong ống dẫn. Đặc biệt nếu lúc lắp đặt máy lạnh không đúng kỹ thuật thì dễ xảy ra tình trạng này, gây ra lỗi E3.
3. Cách xử lý khi máy lạnh Electrolux Inverter báo lỗi E3
Khi điều hòa Electrolux báo lỗi E3, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau để khắc phục:
Bước 1: Kiểm tra đường ống dẫn gas
Đây là điều đầu tiên bạn nên làm khi gặp lỗi E3. Theo đó, nếu đường ống dẫn gas bị móp hay gấp khúc sẽ làm khí gas tắc nghẽn, lưu thông không đều. Trường hợp này, bạn chỉ cần nắn ống thẳng lại, hoặc thay thế đường ống mới là khắc phục lỗi được nhé.
Xem thêm: Tại sao máy lạnh không lạnh và cách khắc phục thế nào?
Bước 2: Kiểm tra lượng gas
Lượng gas thiếu hoặc thừa cũng có thể khiến máy lạnh Electrolux báo lỗi E3. Tuy nhiên, cách này không thể tự làm tại nhà, mà phải gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp. Theo đó, để kiểm tra lượng gas hiện có trong máy, thợ sẽ dùng đồng hồ áp suất chuyên dụng để đo. Nếu thấy máy bị thiếu hoặc hết gas, thợ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ càng các đầu nối, tránh trường hợp gas bị rò rỉ. Sau đó, thợ sẽ xả hết lượng gas tồn đọng, hút chân không và nạp gas lại theo thông số trên tem sản phẩm.
Nên gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp đến để kiểm tra lượng gas trong điều hòa nhé.
4. Ý nghĩa của bảng mã lỗi khác ở điều hòa Electrolux
Dưới đây là ý nghĩa của các bảng mã lỗi thường gặp ở điều hòa Electrolux:
Mã lỗi |
Ý nghĩa |
Mã lỗi E1 |
Lỗi cảm biến phút nhiệt độ phòng |
Mã lỗi E2 |
Bảo vệ chống đóng băng |
Mã lỗi E3 |
Rò rỉ hoặc bị tắt nghẽn môi chất lạnh |
Mã lỗi E4 |
Bảo vệ máy nén xả nhiệt độ cao |
Mã lỗi E5 |
Bảo vệ quá dòng AC |
Mã lỗi E6 |
Lỗi giao tiếp giữa dàn lạnh và nóng |
Mã lỗi E8, H4 |
Cảnh bảo nhiệt độ cao |
Mã lỗi H6 |
Cơ quạt dàn lạnh không phản hồi |
Mã lỗi LP |
Lỗi giữa dàn nóng và dàn lạnh |
Mã lỗi L3 |
Lỗi động cơ quạt dàn nóng |
Mã lỗi L9 |
Bảo vệ dòng điện |
Mã lỗi F0 |
Môi chất làm lạnh tích tụ |
Mã lỗi F1 |
Cảm biến trong phòng bị hở hoặc ngắn mạch |
Mã lỗi F2 |
Cảm biến đường ống dàn lạnh bị hở hoặc ngắn mạch |
Mã lỗi F3 |
Cảm biến dàn nóng bị hở hoặc ngắn mạch |
Mã lỗi F4 |
Cảm biến đường ống dàn nóng bị hở hoặc ngắn mạch |
Mã lỗi F5 |
Cảm biến xả bị hở hoặc ngắn mạch |
Mã lỗi F6 |
Giới hạn quá tải/sụt |
Mã lỗi F8 |
Giới hạn quá dòng/sụt |
Mã lỗi F9 |
Cảnh báo nhiệt độ xả cao |
Mã lỗi FH |
Giới hạn chống đóng băng |
Mã lỗi H1 |
Rã đông máy lạnh |
Mã lỗi H3 |
Bảo vệ chống quá tải máy nén |
Mã lỗi H5 |
Bảo vệ IPM |
Mã lỗi HC |
Bảo vệ PFC |
Mã lỗi EE |
Lỗi EEPROM |
Mã lỗi PH |
Bảo vệ điện áp PN cao |
Mã lỗi PL |
Bảo vệ điện áp PL thấp |
Mã lỗi U7 |
Lỗi bất thường van 4 chiều |
Mã lỗi P0 |
Tần số thấp máy nén ở chế độ chạy thử |
Mã lỗi P1 |
Tần số định mức máy nén ở chế độ chạy thử |
Mã lỗi P2 |
Tần số tối đa máy nén ở chế độ chạy thử |
Mã lỗi P3 |
Tần số trung bình máy nén ở chế độ chạy thử |
Mã lỗi LU |
Cảnh báo công suất |
Mã lỗi EU |
Cảnh báo nhiệt độ |
Xem thêm: Làm gì khi máy lạnh không nhận tín hiệu từ remote?
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi máy lạnh Electrolux báo lỗi E3. Hy vọng qua bài viết trên, Điện Lạnh Song Anh đã giúp bạn giảm bớt nỗi lo, đồng thời có cách xử lý tốt khi máy lạnh ở nhà gặp lỗi. Bên cạnh đó, nếu có ý định mua điều hòa Electrolux chính hãng, chất lượng, giá tốt, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY nhé!
Tổng Hợp
Discussion about this post