Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh sẽ kéo dài được thời gian sử dụng. Tuy nhiên mỗi loại thực phẩm chỉ có thời gian bảo quản nhất định. Vậy bạn đã biết thức ăn nấu chín để trong tủ lạnh được bao lâu chưa? Nếu chưa thì tham khảo ngay bài viết sau để được giải đáp chi tiết nhé!
Thức ăn nấu chín để trong tủ lạnh được bao lâu
Vì sao thức ăn nấu chín nên được bảo quản trong tủ lạnh?
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, tủ lạnh đã trở thành “trợ thủ” đắc lực trong mỗi gian bếp của gia đình. Để tiết kiệm thời gian có khá nhiều người lựa chọn nấu ăn một lần và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Khi cần bạn chỉ việc lấy thức ăn đã nấu chín ra, hâm lại là đã có ngay bữa ăn ngon lành.
Thức ăn nấu chín nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ độ tươi ngon
Nhiệt độ thấp bên trong tủ lạnh sẽ hỗ trợ kìm hãm sự biến đổi của các chất, nhờ đó thời hạn sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến được kéo dài. Hơn nữa, trong môi trường lạnh, các loài vi sinh vật gây hại sẽ bị ức chế sự phát triển, do đó chúng sẽ không thể tác động đến thực phẩm được bảo quản.
Thức ăn nấu chín để trong tủ lạnh được bao lâu?
Mặc dù việc lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh có thể hạn chế quá trình phát triển của vi sinh vật, tuy nhiên bạn cũng cần biết thời hạn bảo quản của từng loại thức ăn đã nấu chín như sau:
– Thịt: Khi bạn đã chế biến thịt thành các món ăn thì thời gian tối ưu để sử dụng là 2 ngày. Tuy nhiên khi bạn trữ đông đúng cách, thời gian sử dụng món ăn chế biến từ thịt có thể lên đến 4 tháng. Thời gian bảo quản thực phẩm còn phụ thuộc vào khả năng cấp đông của tủ và mức độ kín khí. Đồng thời hàm lượng chất béo có trong thịt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu trữ. Nếu thịt có lượng chất béo càng cao thì càng nhanh ôi thiu hơn.
Thịt nấu chín có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 ngày
– Thịt các loại gia cầm (gà, vịt, ngan,…): Nếu thịt đã được nấu chín kỹ, bạn có thể bảo quản món ăn trong tủ lạnh và sử dụng tối đa trong 4 ngày. Đặc biệt nếu bạn cấp đông đúng cách thì thời gian sử dụng có thể lên đến tận 1 năm.
– Cá và các loại hải sản (tôm, mực, nghêu, ốc,…): Với những thực phẩm này khi nấu chín bạn có thể sử dụng trong vòng 2 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh. Với cá, các loại thịt trắng, bạn có thể cấp đông và sử dụng trong vòng chưa đầy 3 tháng.
– Súp: Với món ăn này bạn có thể lưu trữ trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 4 ngày. Còn nếu cấp đông thì thời gian sử dụng sẽ lên đến khoảng 3 tháng.
– Cơm và mì ống: Nếu đã nấu chín, bạn có thể bảo quản cơm và mì ống trong vòng 4 ngày nếu lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh. Trong trường hợp cấp đông, bạn có thể sử dụng trong khoảng 1 tháng.
Cơm nên được đậy kín trước khi bảo quản trong tủ lạnh
Thời gian bảo quản tối ưu của một số loại thực phẩm trong tủ lạnh
Bên cạnh thời gian bảo quản thức ăn đã nấu chín bạn cũng có thể tham khảo thêm thời gian tối ưu để lưu trữ một số loại thực phẩm trong tủ lạnh như:
– Thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, chả lụa, giăm bông,…): Những thực phẩm này có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 – 6 ngày. Nếu bạn bảo quản ở ngăn đông thì có thể kéo dài từ 8 – 10 ngày.
– Hạt, ngũ cốc và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc: Với những loại hạt, bánh mì,… sau khi chế biến, bạn chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa là 1 ngày. Nếu tiếp tục lưu trữ thì hương vị của thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng.
Nên cho hạt vào hộp kín trước khi lưu trữ trong tủ lạnh
– Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa: Đối với sữa chưa mở nắp thì thời gian sử dụng đã được in trên bao bì. Với những miếng pho mát cứng thì thời gian tối ưu để lưu trữ là khoảng 2 tuần. Còn đối với pho mát mềm hoặc bơ thì thời gian tối ưu là 6 tháng. Tuy nhiên nếu bạn đã mở ra sử dụng thì thời gian lưu trữ tốt nhất sẽ chỉ còn từ 3 – 4 tuần.
Một số nguyên tắc bảo quản thức ăn nấu chín trong tủ lạnh
– Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh: Để bảo quản trong thời gian dài thì trước tiên bạn phải dùng màng bọc chuyên dụng hoặc hộp kín đựng thức ăn. Càng có ít không khí lọt vào thì thức ăn ít bị thối rữa hơn.
Luôn đậy kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh
– Ghi chú ngày nấu trên hộp đựng thức ăn: Điều này giúp bạn kiểm soát tốt thời gian lưu trữ thực phẩm. Đồng thời bạn cũng phân biệt dễ dàng thực phẩm nào được nấu trước để lấy ra và sử dụng trước.
– Không sắp xếp thức ăn chín cùng thực phẩm sống: Bạn tuyệt đối không được để thức ăn đã nấu chín gần với thực phẩm tươi sống vì điều này có thể làm lây nhiễm chéo và lẫn mùi.
– Để thức ăn nguội bớt rồi mới để vào tủ lạnh: Khi thức ăn còn nóng, nếu bạn cho ngay vào tủ lạnh sẽ làm biến chất và khiến cho thiết bị tiêu hao nhiều điện năng. Đồng thời điều này còn khiến cho hơi nước sinh ra và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên bạn cũng không nên để thực phẩm quả nguội bởi khi đó thức ăn có thể đã bị nhiễm khuẩn bên ngoài.
– Tuân thủ nghiêm thời gian tối ưu bảo quản thức ăn nấu chín trong tủ lạnh: Sau khi biết thức ăn nấu chín để trong tủ lạnh được bao lâu thì bạn phải tuân thủ đúng theo hạn sử dụng này. Nếu bạn dùng ngay món ăn có thể bảo quản trong ngăn mát, ngược lại khi lưu trữ ở ngăn đông thì thời gian sử dụng được kéo dài hơn.
>>> Xem thêm: Nhiệt độ bảo quản thích hợp cho từng loại thực phẩm trong tủ lạnh
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thức ăn nấu chín để trong tủ lạnh được bao lâu. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể bảo quản thực phẩm sử dụng trong gia đình đúng cách và đảm bảo an toàn.
Tham khảo một số mẫu tủ lạnh bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh:
Tổng Hợp
Discussion about this post