Tương tự như những thiết bị khác, sau thời gian sử dụng máy lạnh sẽ bám bẩn và cần được vệ sinh đúng cách. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh máy lạnh tại nhà một cách đơn giản và dễ hiểu. Từ đó bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả làm mát của máy lạnh.
Hướng dẫn các bước vệ sinh máy lạnh tại nhà
1. Tần suất vệ sinh máy lạnh như thế nào?
Không có một con số cụ thể nào quy định về tần suất vệ sinh máy lạnh. Việc vệ sinh bao nhiêu lần trong năm sẽ phụ thuộc vào môi trường lắp đặt máy và tần suất sử dụng thiết bị của bạn. Chẳng hạn như:
– Máy lạnh sử dụng trong gia đình: Bạn nên vệ sinh từ 3 – 4 tháng/lần (nếu sử dụng hằng ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu sử dụng không quá thường xuyên (3 – 4 ngày trong tuần).
– Máy lạnh sử dụng trong công ty, nhà hàng: Khoảng 2 – 3 tháng bạn nên vệ sinh một lần. Nếu môi trường có nhiều bụi thì bạn cần tăng tần suất vệ sinh cho máy lạnh lên.
– Máy lạnh sử dụng trong các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy: Việc vệ sinh nên được thực hiện mỗi tháng vì máy luôn hoạt động ở tần suất cao và môi trường thường xuyên có nhiều bụi.
Việc vệ sinh máy lạnh sẽ phụ thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng
2. Một số dụng cụ cần chuẩn bị trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh
Để đảm bảo quá trình vệ sinh máy lạnh diễn ra xuyên suốt, trước khi thực hiện bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như:
– Túi chuyên dụng để vệ sinh máy lạnh.
– Máy bơm để vệ sinh cho máy lạnh.
– Chai xịt chuyên vệ sinh máy lạnh.
– Đồng hồ đo gas chuyên dụng để kiểm tra và phát hiện tình trạng rò rỉ, thiếu hụt môi chất lạnh.
– Một số dụng cụ vệ sinh khác như: Cọ, khăn lau, thang nhôm, tua vít,…
3. Những điều cần lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà
Để quá trình vệ sinh máy lạnh diễn ra an toàn và đúng cách bạn cần lưu ý những điểm sau:
– Ngắt kết nối điện cho máy lạnh: Để đảm bảo an toàn cho cả bạn và thiết bị, trước khi vệ sinh bạn phải đảm bảo nguồn điện vào máy đã được ngắt kết nối.
– Vệ sinh máy với lực vừa đủ: Bạn không nên chà rửa quá mạnh tay hoặc sử dụng vòi nước có áp lực lớn khi vệ sinh cho máy lạnh. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến bo mạch bên trong.
Chỉ nên vệ sinh máy lạnh với lực vừa đủ
– Không làm khô các bộ phận của máy dưới ánh nắng quá lâu: Sau khi vệ sinh sạch sẽ bạn chỉ cần để các bộ phận của máy ở nơi thoáng cho bay hết hơi ẩm là đã có thể lắp đặt trở lại.
– Kiểm tra van và đường ống: Điều này sẽ hạn chế được tình trạng nhiệt quá cao gây hỏng dây.
4. Các bước vệ sinh máy lạnh tại nhà đơn giản
Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động hiện tại của máy lạnh
Đầu tiên bạn cần rà soát và kiểm tra xem các chức năng của máy lạnh có hoạt động bình thường hay không. Nếu phát hiện có vấn đề bạn cần phải khắc phục trước khi tiến hành vệ sinh thiết bị.
Bước 2: Ngắt kết nối điện cho máy lạnh
Như đã đề cập bạn cần phải ngắt kết nối điện cho máy lạnh trước khi tiến hành vệ sinh để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Tiến hành vệ sinh cho dàn lạnh trong phòng
Với dàn lạnh, đầu tiên bạn cần mở nắp máy để lấy tấm lọc bụi ra vệ sinh. Sau đó bạn cần dùng cọ để loại bỏ bớt bụi ở khu vực xung quanh. Kế đến bạn dùng túi vệ sinh chuyên dụng để bao trọn lấy cả thân của máy lạnh. Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị, bạn có thể tiến hành làm sạch các bộ phận bên trong như: bộ lọc không khí, quạt lồng sóc,…
Vệ sinh cho dàn lạnh
Bước 4: Tiến hành vệ sinh cho dàn nóng ngoài trời
Đối với dàn nóng, trước tiên bạn cần dùng tua vít để tháo lớp vỏ bảo vệ bên ngoài ra. Sau đó bạn cần tiến hành vệ sinh cho quạt và các góc dễ bám bụi trong máy. Sau khi dọn rửa xong, bạn cần dùng khăn lau khô nước trước khi cho máy vận hành. Lưu ý trong quá trình xịt rửa bạn hạn chế hướng về khu vực chứa bo mạch của dàn nóng máy lạnh Inverter bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng hư hỏng.
Vệ sinh dàn nóng
Bước 5: Kiểm tra tình trạng gas của máy lạnh
Sau khi vệ sinh máy xong bạn cần sử dụng đồng hồ chuyên dụng để kiểm tra lại tình trạng gas trong máy lạnh. Nếu phát hiện tình trạng rò rỉ thì bạn cần khắc phục ngay.
Kiểm tra tình trạng gas của máy lạnh
Bước 6: Lắp các bộ phận trở lại vị trí ban đầu
Sau khi lau khô và để ráo các bộ phận đã tháo ra thì đến lúc bạn lắp chúng trở lại vị trí ban đầu. Để lắp lại bạn cần thực hiện ngược lại với các bước đã tháo ra:
– Đối với dàn lạnh: Bạn cần lắp tấm lọc bụi vào vị trí cũ đúng khớp để tránh làm rách mặt lưới. Tiếp đến bạn cần lắp cánh đảo gió và nắp của dàn lạnh. Hãy nhớ dùng tua vít để cố định các ốc lại cho chắc chắn.
Lắp lưới lọc lại vị trí ban đầu
– Đối với dàn nóng: Bạn cần lắp lại vỏ bảo vệ bên ngoài dàn nóng sao cho đúng khớp là được.
Bước 7: Cho máy vận hành
Bạn đã có thể kết nối nguồn điện trở lại để kiểm tra quá trình vận hành của máy. Nếu thiết bị không xuất hiện dấu hiệu bất thường hay tiếng động lạ thì quá trình vệ sinh máy lạnh tại nhà đã hoàn tất.
Khởi động máy lạnh trở lại
Có thể thấy việc vệ sinh cho máy lạnh không quá khó nhưng người thực hiện cần có một chút kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan. Vậy nên tốt nhất nếu bạn không phải là người có chuyên môn thì chỉ nên dừng lại ở bước tháo tấm lưới lọc bụi ra vệ sinh mà thôi. Với những bước vệ sinh chuyên sâu cho các bộ phận bên trong bạn nên nhờ đến các kỹ thuật viên hỗ trợ.
Hiện nay có khá nhiều dịch vụ vệ sinh máy lạnh chuyên nghiệp mà bạn có thể liên hệ. Họ sẽ đến tận nhà và có các dụng cụ chuyên biệt để vệ sinh máy lạnh đúng cách, đảm bảo an toàn.
Bài viết đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy lạnh tại nhà nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng bạn có thể thực hiện một số bước cơ bản để loại bỏ bớt phần nào bụi bẩn, tạp chất bám trên máy lạnh.
Mua máy lạnh chính hãng, giá hời tại Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh
Bước vào mùa oi bức cũng là lúc bạn nên trang bị máy lạnh cho gia đình mình. Hiện Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh đang có rất nhiều ưu đãi dành cho khách hàng mua máy lạnh. Không chỉ giá thành sản phẩm phải chăng mà bạn còn được hỗ trợ trả góp 0%. Còn chần chừ gì mà không đến và mua sắm nữa bạn ơi!
Tổng Hợp
Discussion about this post